LỚP VĂN K43C ĐHSP THÁI NGUYÊN
- Bạn cần ĐĂNG NHẬP để sử dụng hết tất cả các chức năng của diến dàn

- Nếu chưa có tài khoản bạn cần phải ĐĂNG KÍ
- Khi chưa ĐĂNG KÍ thành công bạn hãy liên hệ với Quản trị viên diễn đàn

mobile: 0942.884.112
mail : Haphongson@gmail.com
yahoo : Haphongson
LỚP VĂN K43C ĐHSP THÁI NGUYÊN
- Bạn cần ĐĂNG NHẬP để sử dụng hết tất cả các chức năng của diến dàn

- Nếu chưa có tài khoản bạn cần phải ĐĂNG KÍ
- Khi chưa ĐĂNG KÍ thành công bạn hãy liên hệ với Quản trị viên diễn đàn

mobile: 0942.884.112
mail : Haphongson@gmail.com
yahoo : Haphongson
LỚP VĂN K43C ĐHSP THÁI NGUYÊN
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Top posters
haphongson (156)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
hahuong (54)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
hoangtrinh (44)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
onlyyou (35)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
hoaithuong (27)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
ma_yen (19)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
pyzy89 (18)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
huongthao.vn89 (17)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
phanthuongcb (7)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
♣.. Ñ g â ñ • V ï †..♣ (6)
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_lcapVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Voting_barVĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Vote_rcap 
Latest topics
» Hura.... tái xuất giang hồ
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeWed Oct 26, 2011 10:25 pm by onlyyou

» Buồn ơi chào mi!
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeWed Oct 26, 2011 10:21 pm by onlyyou

» Hãy nói lời yêu đừng để phải hối tiếc!
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeMon Sep 26, 2011 11:29 pm by hoaithuong

» Em đang nhớ anh...
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeSun Jul 24, 2011 12:23 pm by haphongson

» Tên miền mới !
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeFri Jun 10, 2011 8:16 pm by haphongson

» nokia symbian s60
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeFri Jun 10, 2011 1:19 am by haphongson

» Ai đang stress thì vô đây nha dảm bảo hết liền
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeWed Jun 08, 2011 4:32 pm by giomuadongbacbk

» Quà tặng âm nhạc
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeWed Jun 08, 2011 3:51 pm by giomuadongbacbk

» Gửi lớp mình....mùa thy
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeTue Jun 07, 2011 6:29 pm by haphongson

Quà tặng âm nhạc tháng 6
Chat box kết bạn
Vào phòng chat vank43c
Quảng cáo




Quảng cáo
Lượt truy cập
Trị giá

 

 VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY

Go down 
3 posters
Tác giảThông điệp
hoaithuong
Thành viên mới
Thành viên mới
hoaithuong


Tổng số bài gửi : 27
Điểm : 4844
Danh Tiếng : 10
Join date : 15/03/2011
Age : 36
Đến từ : Cao Bằng

VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Empty
Bài gửiTiêu đề: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY   VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeTue Apr 26, 2011 9:09 pm

[size=18]VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
Câu 1 :
Thần thoại Hi Lạp:
Các loại thần thoại
Đặc điểm nội dung và nghệ thuật.
Trả lời:
I . Các loại thần thoại
1. Thần thoại về gia hệ thần:
- Gồm sự tích về các gia đình, thế hệ thần linh nhắm giải thích thế giới khách quan.
- Có 4 gia hệ thần, mỗi gia hệ có nhiều gia đình thần.Mỗi thành viên trong gia đình có một sự tích, ý nghĩa tượng trương.
- Hình tượng thần ra đời từ quan niệm vạn vật hữu linh.
Người Hi Lạp cho rằng thần hiện diện trong sinh hoạt, lao động, chiến đấu: dòng song, con suối, ngọn gió… Thần là chỗ dựa tinh thần.
Thần gắn bó với cuộc sống con người.
Mỗi gia hệ thần tượng trưng cho một bước phát triểnmới của Thế Giới và bốn gia hệ thần biểu tượng quan trọng hình thành, phát triển từ thấp lên cao của vũ trụ. Tuy còn chất phác, hạn chế bởi thế giới quan thần linh nhưng lại hiện thực, duy vật và ý nghĩa.
VD:
+ Lí giải thế giới trong thần thoại Hi Lạp nhân văn, duy vật về hình thành thế giới, vật chất có trước tinh thần có sau : Thần tình yêu sinh từ một quả trứng. Đất và Trời được sinh ra từ tình yêu.
+ Từ đa thần đến nhất thần: có sự đấu tranh giữa các vị thần. Có đầy đủ mọi thần: thơ ca, trí tuệ, sắc đẹp, tình yêu… với tính cách khác nhau dẫn đến sự phong phú.
+ Tư tưởng nhà văn: Dớt trao cho em trai của Pômête một người con gái đẹp cùng với chiếc hộp bí mật. Không kìm được tò mò, nàng mở ra xem. Các hạt giống của sự dối trá, bệnh tật, xấu xa gieo rắc mọi nơi. Nàng đóng lại, trong hộp chỉ còn hật giống hi vọng.
->Phép thử con người_ Hạt giống hi vọng giúp con người vượt qua tất cả
_ Thần linh là ước mơ của con người giử gắm. Vì thế, người Hi Lạp lấy con người là thước đo chuẩn mực để xây dựng chân dung các cị thần. Thần Mặt Trời quyền uy nhưng ông cũng là một người khiếm khuyết, không bảo vệ được con trai mình, đưa cỗ xe cho con điều khiển.
->Con người là chúa tể. Thần linh cũng phải hi vọng làm người_ Đó là sự đặc biệt của thế giới thần linh Hi Lạp.
2. Thần thọai thành bang :
- Nhằm giải thích nguồn gốc, phong tục tập quán và ca ngợi những người con ưu tú của thành bang
- Những câu truyện của thành bang này có mối quan hệ cới những bang khác tạo nên mối quan hệ giữa các tộc người
- Thần thoại về các thành bang sang tác trên nhu cầu tuyên truyền và phục vụ lợi ích của thành bang.
VD :
Người Hi Lạp lí giải quê hương họ là do các vị thần ban tặng. Người con gái Ơphôrô xinh đẹp được chin kinh binh thành mười hôn đảo biết đến. Dớt tỏ tình và xây cho nàng một thành bang.
3. Thần thoại về anh hùng :
- Nhằm làm nổi bật chiến công phi thường của những người đại diện xuất sắc của con người trong lĩnh vực sản xuất và chiến đấu : Hêraclex, Pêlê, Asin… có sức mạnh vô địch, trí tuệ tuyệt vời, có những chiến công sách tựa thần linh.
- Hêraclex là hình tượng tiêu biểu cho sự hài hòa giữa sức mạnh vật chất- tinh thần của người anh hung cổ đại: tiêu biểu quái vật, trừng phạt bạo chúa, kẻ gian ác chà đạp lên cuộc sống con người, chế ngự thiên nhiên bằng sức lao động vĩ đại, bảo vệ kẻ yếu, lập lại công bằng…
II. Đặc điểm nội dung và nghệ thuật.
1.Nội dung:
a.Giá trị hiện thực:
– Truyền thuyết Hi Lạp gắn bó mật thiết vơí sinh hoạt tinh thần của ndân qua lời kể của các bô lão bên bếp lửa, qua bài hát rong, lời dạy dỗ.. Dù những tp đầu tiên còn chất phác, ngây thơ nhg chứa đựng trí tuệ , nthức sâu sắc. Nó chứa dựng h/ả sinh động c/s trong hđộng của người HLạp trước khi có chữ viết.
_ Thực tế sản xuất, trình độ sản xuất, công cụ sx thời ấy in rõ trong những câu chung thần thoại:
+ Đêmêtê: trông coi sự phì nhiêu của mùa màng
+ Nghề rèn với thần Hêphaixtôx
+ Nghề dệt tinh xảo qua câu chuyện thi tài của thần Atêna.
+ Chăn nuôi, đi biển, thương mại với Hecmex
+ Trong lao động tinh thần, Văn Hóa- Nghệ Thuật có 9 nữ thần nghệ thuật là con gái của Dớt.
_ Thực tế chiến đấu cới thiên nhiên, tai họa đe dọa con người: nạn hồng thúy, hạn hán, núi lửa, bão tố… được phản ánh trong truyền thuyết.
Con người trinh phục tự nhiên thể hiện qua hình tượng Hêraclexx dung bàn tay thần kì nắn 2 dòng song Anphê và Pêlê, bóp chết sư tử, bắt sống lợn lòi…
_ Cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, kẻ độc ác tham lam, tên bạo chúa tàn ác để bảo vệ quê hương, cuộc sống bình yên qua nhân vật: Têzê, Hêraclex… chông lại Ôrixte hèn nhát, nham hiểm, Điômet nuôi ngựa bằng thịt người.
-Phản ánh sinh hoạt xã hội với những phong tục tập quán:
+ Nữ thần Maia sinh con quấn tã lót, để trong hang đá.
+ Chế độ quần hôn, tạp hôn: Dớt kết hôn với Hêra, Uranôx phối hôn với mẹ Gaia
+ Tục hiếu khách do Dớt trông coi, ai vi phạm sẽ bị trừn phạt.
+ Quan hệ huyết thống thiêng liêng, phải bảo vệ: Hêraclex khi điên loạn mới giết con mình phải bán than làm nô lệ chuộc tội.
_ Phản ánh tư tưởng, tình cảm của người Hi Lạp:
+ Thế giới quan thần linh CN : dung thần giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và XH nhưng đượm màu sắc hiện thực, duy vật, giải thích con người từ đất mà ra ( con người được sinh ra từ vật chất ) Qua 4 quan hệ liên tiếp, người Hi Lạp thể hiện nhận thức về chuyển biến thế giới từ thấp -> cao.
+ Tư tưởng nhân văn:- ca ngợi n vị thần tích cực, phê phán n vị thần tiêu cực: căm ghét thần chiến tranh Arex dù vẻ ngoài dẹp, yêu qui thần thợ rèn thọt chân Hêphaixtốt .
- công = đạo lí: trừng phạt kẻ xấu, ban thưởng người tốt: Olempơ chói lọi dành cho các vị thần bất tử nơi nỗi buồn thoáng qua, niềm vui bất tận. Địa ngục dành cho kẻ xấu.
- thái độ trân trọng n gì dem lại lợi ích cho con người. cây cối cho ta sự sống. Tên vua Eryxichtông tham lam chặt cây sồi bị thần Đêmêtê trông coi phì nhiêu mùa màng phái thần đói hành hạ.
- biểu dương n tình cảm cao quí, tốt đẹp: tyêu quê hương, đồng loại, tình vợ chồng , tình an hem, tình bạn..
b, Yếu tố lãng mạn:
- Mơ ước về c/s happy, sung sướng, LĐ nhẹ nhàng mà hiệu quả cao, luôn chiến thắng lực lượng thù địch.
+Thần rượu nho biến nước biển xanh thành màu ngọc lựu của rượu
+ thần thợ rèn với đôi tay hung mạnh, khéo léo rèn n đồ trang sứctinh xảo -> n cung điện lộng lẫy
+ Têzê bóp chết quái vật đầu bò, mình người. Asin 6 tuổi bắt sống lợn lòi, 9tuổi bắt sư tử.
- Trong nthuật , khát vọng người xưa vượt xa thực tế bây giờ, đạt trình độ chuyên sâu: tiếng đàn của Ămphiông khiến các hòn đá xúc độnh chồng lên nhau xd thành thành bang. Đàn lia của Orphê khiến gió ngừng thổi, chim ngừng bay, suối ngừng chảy.
- Lời tiên đoán về khả năng LĐ vĩ đại của con người:
Đôi hài có cánh đi nhanh như ý nghĩ
Thảm bay, mũi tên bách phát bách trúng
- Ước mơ về 1 TG happy, sung sướng htoàn:
TG Olempơ- c/s bất tử, nỗi buồn thoáng qua, niềm vui bất tận.
Những thầy thuốc chữa bệnh giỏi đến mức người chết cũng phải sống lại
Nghệ thuật:
- XD n h/ả kì vĩ ,thơ mộng, kì ảo, diễm lệ: vòm trời đầy sao (Uranôx), đại dương lớp lớp sóng bạc ( Ỗxêăng), đêm trăng huyền diệu( Xêlênê), Hêraclex ghé vai đỡ vòm trời..
- Kết cấu li kì, thuyết phục lí trí, chinh phục cảm xúc
- Trí tưởng tượng, ytố kì diệu, XD bối cảnh đồ sộ: thần khổng lồ50 đầu100 tay , ng anh hùmg với n chiến công phi thường
- Vẻ đẹp đầy chất thơ thanh bình: hoàng hậu Lêda ngồi bên bờ song ngắm thiên nga đùa giỡn
- Ca ngợi cái đẹp, suy tôn cái đẹp qua trí tưởng tượng tràn đầy cảm xúc thẩm mĩ: câu chuyện quả táo vàng tặng ng đàn bà đẹp nhất.
- Óc quan sát thực tế tỉ mỉ, tính logic trong két cấu truyện thuyết phục người đọc. Cách giải thích hồn nhiên , chất phác nh hợp lí, sát thực.

Câu2:
- Hình tượng Asin, Uylixơ trong sử thi Home.
- Sự vận động trong bút pháp Home.

* Sử thi: _ kể về skiện lớn lao của 1 dân tộc
- XD htượng anh hùng thời đại
* Home thu lượm n câu chuyện trong dân gian về cuộc chiến tranh thành Tơroa và viết lại = trí tưởng tượng của mình
Bêlinxki: “ Thiên tài nghệ thuật Home là 1 cái lò nung qua đó n tảng quặng thô sơ của truyền thuyết dân gian và thơ ca được nấu chảy thành n thỏi vàng nguyên chất.”

1. “ Iliat ” _bản anh hùng ca chiến trận:
- Thuật lại n sự kiện xảy ra trong 50 ngày cuối cùng cuộc CT 10 năm thành Tơroa.
- Nd: Asin- tướng lĩnh Hilạp cãi nhau với người quyền lực cao hơn mình-Agamemnông nên không tham gia chiến trận. chàng vắng mặt khiến quân Akêen suýt bại trận. Vì thuyền của họ bị Hecto- người dẫn đầu thành Tơroa đốt cháy. Trươc tình hình ấy, Asin cho bạn mìnhPatơrôclơ mượn áo giáp ra trận. Patơrôclơ bị Hecto giết chết. Asin quai lại chiến trường giết chết Hecto.
- Kết cấu giống vở kịch cổ điển:
+ Phần đầu: cuộc cãi cọ giữa Asin- Agamemnông
+ Khai triển: sự kiện về Patơrốclơ
+ Kết : Cái chết của Hecto
Tính “ Tam Duy Nhất “ + Duy nhất hành động: nội tâm Asin
+ Duy nhất không gian: thành Troa
+ Duy nhất thời gian: 50 ngày cuối cuộc chia tay
Asin- anh hùng của thời đại Home:
Người anh hùng hoàn hảo cả về hình dáng, tính cách của Asin không ai nhấc nổi, được làm từ cây sến trên đỉnh Pêliông.
Hình dáng đẹp, sức vóc như thần, tiếng thét như tiếng kèn xung trận khiến “ đầu gối của người Tơroa run rẩy”, “ Trai tim tan ra như nước “. Áo giáp và mũ sang ngời như một đám cháy, như vừng đông khi mặt trời mọc.
Ngựa của Asin là con đẻ của thần gió.
Asin người anh hùng sử thi thể hiện trên cuộc sống thần linh chủ nghĩa -> hình tượng Asin trở nên siêu phàm, kì vĩ
Asin xung trận như một vị thần, lao vào giết quân Tơroa khiến “ đất đen ngập máu “ , “ như một đám cháy thần là lồng lộn qua thung lũng sâu của một ngọn núi khô”.
- Asin vắng mặt, uân Tơroa tấn công dồn dập, thắng liên tiếp nhưng khi chàng xuất trận, tình thế đảo ngược. Chiến công của chàng to lớn: triệt hạ 12 thành trên đường thủy, 11 thành viên đường bộ, giết chết Hecto và 24 danh tướng của Tơroa.
Home còn sang tạo Asin mang vẻ đẹp con người:
+ Nghe tin bạn mình bị Hecto giết chết, Asin ngã vật xuống, quằn quại trong bụi đất, thét lên tiếng đau đớn.
+ Sauk hi giết chết Hecto, Asin vẫn nhớ thương bạn, trằn trọc không ngủ được, đi vơ vẩn ven biển.
Tình bạn xúc động
Iliat mang giá trị nhân đạo:
Bản trường ca ca ngợi sự nghiệp anh hùng có tính chất toàn dân của người Hi Lạp vừa có cái anh hùng cao cả vừa bi thảm thê lương. Home ca ngợi cả tinh thần chiến đấu của Hi Lạp và dũng khí của quân Tơroa. Thương sót Patơrôclơ giã từ cõi trần khí còn thanh xuân lẫn cả Hecto.
Qua các nhân vật, Iliat mang nặng tình người: tình phụ tự của Priam, tình bạn Axin, tình vợ chồng Hecto-Angđômác.
Hecto-người anh hùng của thành Tơroa, niềm kiêu hãnh của thành bang có phẩm chất cao quý. Gắn bó cái riêng của mọi người, vợ con, gia đình, nhà cửa, tài sản vào cái chung của cuộc chiến đấu.
Hecto được xây dựng là người con hiếu thảo, người công dân trung thành của thành bang, người chồng hết lòng yêu thương vợ, người cha thắm thiết thương con. Cảnh Hecto từ biệt vợ con đầy chan chứa thi vị xúc động:
2. “Ôđixê” bản anh hùng ca cuộc sống hoà bình.
- Ôđixê là sự tiếc nuối của Iliat. Tác phẩm là sự trở về của Uylisơ sau mười năm chiến tranh thành Tơroa. Kết thúc Iliat là cảnh đau buồn của tang lễ, chết chóc thì Ôđixê là niềm vui xum họp hạnh phúc.
* Hình tượng Uylixơ:
a) Biểu tượng của trí tuệ tuyệt vời và nghị lực lớn lao của người Hi Lạp:
- Asin có người mẹ là một nữ thần, ở chàng có cái gì đó siêu h thì Uylixơ hoàn toàn là người trần tục, được Hôme xây dựng con người lí tưởng của thời đại. Uylixơ có trí tuệ sánh tựa thần linh.
- Uylixơ là một anh hùng dũng tướng. Sức mạnh của chàng biểu hiện qua chiếc cung của chàng: 108 tên cầu hôn không ai nhấc nổi nó nên không thể giương cung lắp tên.
-> Sức mạnh phi thường.
- Trí tuệ, nghị lực phi thường, lòng dũng cảm, ý trí sắt thép giúp Uylixơ vượt qua thử thách.
+ Khi Uylixơ đặt chân lên hòn đảo của những người khổng lồ ăn thịt người, dù các bạn can ngăn nhưng chàng kiên quyết đi sâu vào trong. Bị tên khổng lồ một mắt nhốt đoàn người vào hang, bằng trí tuệ của mình chàng giải thoát cho tất cả.
+ Nhờ trí tuệ sáng suốt lòng dũng cảm mà với chỉ một chiếc thuyền, Uylixơ sống sót thoát khỏi bàn tay bọn khổng lồ.
+ Bằng tài năng chàng cứu bạn đồng hành khỏi mụ phù thuỷ Xiêcxê biến thành lợn. Uylixơ là biểu tượng chinh phục tự nhiên, biển cả: làm bè vượt biển qua những cơn sóng gió ghê gớm mà thần biển Pôzêiđông gây ra hành hạ chàng -> với trí tuệ con người chiến thắng lực lượng tự nhiên thù địch làm chủ số mệnh của mình.” Ôđixê” ca ngợi trí tuệ và nghị lực tuyệt vời của con người trong quá trình chinh phục biển cả, thể hiện khát vọng chinh phục thế giới thời đại Home.
Trí thông minh, sáng suốt, tình cảm thắm thiết, sắt son giúp Uylixơ chiến thắng trong cuộc đấu tranh với bọn cầu hôn, đoàn tụ gia đình hạnh phúc, khôi phục quyền thế.
+ Để chiến đấu 108 tên cầu hôn cùng bọn gia nhân của chúng và những người làm trong nhà bị chúng mua chuộc Uylixơ phải lấy ít địch nhiều, sử dụng yếu tố bất ngờ, hành động khôn ngoan thận trọng, và chàng đã chiến thắng 108 tên cầu hôn.
+ Bằng trí tuệ sáng suốt binh tĩnh Uylixơ khiến vợ mình nhận ra người chồng trong bộ quần áo người hành khất bằng chi tiết chiếc giường hai vợ chồng, họ không thể di chuyển được.
b) Uylixơ - biểu tượng của những tình cảm cao quý
- Tình yêu quê hương đất nước:
+ Hòn đảo thần tiên của nữ thần Calixô - nơi cuộc sống bất tử không ngăn được chàng trờ về quê hương. Bởi trong tim chàng quê hương là nơi đẹp nhất.
Đặt chân lên mảnh đất quê hương, chàng cúi xuống hôn lên mảnh đất mẹ.
Tình cảm vợ chồng chung thuỷ son sắt:
Nàng Calixô hứa cho chàng cuộc sống bất tử nhưng Uylixơ từ chối, chàng hững hờ trước vẻ đẹp của nàng, chỉ mong trở về đoàn tụ gia đình.
Đến xứ sở giàu có, nhà vua Ankinôôx có công chúa Nicôlai xinh đẹp yêu chàng nhưng chàng cũng từ chối.
+ Vợ Uylixơ là người chung thuỷ chờ chàng 20 năm, trải qua khó khăn, dùng kế đánh lừa bọn cầu hôn trong bốn năm. Khi đã hạ bọn cầu hôn, nàng dùng chiếc giường để thử chàng.
3. Chuyển biến bút pháp Home từ Iliat sang Ôđixê:
- Cả hai bản trường ca đều có tính hoành tráng và đồ sộ. Iliat tập trung cảnh chiến trận hào hùng còn Ôđixê miêu tả cuộc chiến đấu giữa con người và biển cả.
- Bút pháp tả thực của hai tác phẩm phản ánh bức tranh cuộc sống xã hội bấy giờ với những phong tục, tập quán, yến tiệc, trò chơi, cung điện, biển cả, cuộc sống gia đình...
- Bút pháp có yếu tố hoang đường, kì ảo: quái vật Sila 6 đầu 12 chân, mụ phù thuỷ biến người thành lợn, bọn người khổng lồ ăn thịt người... Ở đây thực và hư bổ xung, hoà quyện vào nhau -> ý nghĩa sâu sắc.
- Bút pháp chữ tình trong Ôđixê vận dụng nhiều hơn. NHững vất vả gian truân của Uylisơ, lời than thở của nhân vật, tình cảm dạt dào cao quí biểu lộ và thể hiện sâu sắc.
- Tính khách quan trong Ôđixê không còn như Iliat. Chính nghĩa- Phi nghĩa phân biệt rõ ràng. Bọn khổng lồ ăn thịt người, mụ phù thuỷ, tên cầu hôn xấu xa, bọn người gia nhân phản chủ phải tiêu diệt. Vợ chồng thuy chung, đầy tớ chung thành, ông vua hiếu khách... được ca ngợi.
- Cách xây đựng hình tượng nhân vật:
+ Iliat mang hình tượng anh hùng thần thánh. Nhân vật Axin xây dựng như một vị thần với những hình ảnh lớn lao của những vị thần.
+ Uylixơ xây dựng mang vẻ đẹp con người anh hùng gắn với thời đại từ ngoại hình đến nội tâm. Là người chồng thuỷ chung, người cha yêu con...



VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY 1

Câu 4: Bi kịch Hi Lạp cổ đại
1. Bối cảnh hình thành loại hình bi kịch Hi Lạp cổ đại
Bi kịch HL là " một vẻ đẹp của HL cổ đại " (Aritxtôt), là một thành tựu quan trọng bậc nhất của nền văn học HL trong thời kì cổ điển của nó.
- Từ TK VI - IV tr.CN, là thời kì tan rã của chế độ công xã thị tộc và bước đầu xác lập chế độ quốc gia thành bang của xã hội chiếm hữu nô lệ. Thành bang Aten, nơi khai sinh ra những khúc đitirambơ, nguồn gốc của bi kịch, là nơi đã chứng kiến một cách đầy đủ và điển hình nhất những diễn biến, những mâu thuẫn trong sinh hoạt XH, ý thức tư tưởng của quá trình hình thành, phát triển và tàn lụi của chế độ này. Cho nên thời đại mà bi kịch ra đời là thời đại mà chế độ dân chủ Aten phát triển đến cao điểm của nó.
+ Đó là thời kì diến ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa g.c chủ nô và nô lệ, giữa tầng lớp quí tộc ruộng đất (đại diện cho tư tưởng bảo thủ, lạc hậu, độc tài chuyên chế) và tầng lớp chủ nô công thương cùng những người dân tự do (tiêu biểu cho trào lưu tư tưởng tự do dân chủ).
+ Đó cũng là thời kì nền văn hoá Aten phát triển về mọi mặt: những ngôi đền đá bằng cẩm thạc trắng, những tượng tạc bằng ngà voi và bằng vàng (tượng Zơx và Atêna) hay đúc bằng đồng đồ sộ...
+ Đó cũng là thời kì nền kinh tế thương nghiệp, giao lưu buôn bán... của HL nói chung và của Aten nói riêng phát triển mạnh.
+ Chưa kể đến, thủ công nghiệp và nông nghiệp cũng phát triển bảo đảm cho Aten và HL một đời sống kinh tế ổn định hơn trước.
- Tuy nhiên cái giá phải trả cho những thành tựu lớn lao đó của thời đại là sự hi sinh xương máu của những người bị áp bức, của nhân dân lao động và nhất là của g.c nô lệ. Đây là điểm mấu chốt của những xung đột XH giữa kẻ thống trị và nguời bị trị. ( Xem thêm GT tr.76).
+ Những tấn bi kịch của c.s được phơi bày, và hiện thực đó yêu cầu phải có một loại hình nghệ thuật mới để p.á một cách đắt nhất, nêu rõ được bản chất của những xung đột gay gắt, quyết liệt " không sao hoà hoãn được " của cuộc sống - Đó là thể loại bi kịch.
+ Thêm vào đó, tinh thần dân chủ tự do của thời đại, những đổi mới của nhà nước dân chủ chủ nô đã gợi mở cho con người thời bấy giờ một cái nhìn mới đối với TG, đối với thực tại, đối với bản thân nó. Những suy tư khát vọng, những trăn trở và đấu tranh, tất cả những điều đó được trỗi dậy trong con người thời đại. Với sụ thức tỉnh đó, nhận thức mới mẻ đó, con người thời đại dân chủ chủ nô của HL sẽ " gồng mình " đương đầu với số mệnh, với c.s. Mẫu người ấy đòi hỏi phải có một hình thức biểu hiện mới của nghệ thuật để đáp ứng được với những hiện thực sinh động. Do đó hành động kịch ra đời, tức là sự phản ứng và cách giải quyết cuộc đấu tranh giữa hai cái đối lập (Hêghen).

2. " Prômêtê bị xiềng "
Đây là tác phẩm lớn nhất của Esin đã được nhiều nhà thơ, nhà văn của các thời đại sau này nghiên cứu và tìm nguồn cảm hứng. Vở bi kịch này ước đoán được trình diến vào năm 469 tr.CN. Ảnh hưởng của nó không chỉ đóng khung trong văn học thế giới mà còn được mở rộng ra đối với các nhà triết gia, chính khách có tầm cỡ nhân loại. (VD: Các Mac)
Tác phẩm mở đầu với cảnh Prômêtê (Pr) bị xiềng xích và khép lại với cảnh Pr bị trừng phạt tàn nhẫn. N.v hoàn toàn là thần thánh, TG được mô tả là TG thần linh, nhưng sau mà sương kì ảo của huyền thoại hiện lên mồn một hiện thực nóng bỏng của thời đại với những mối xung đột gay gắt quyết liệt.
Xung đột kịch khai triển giữa một bên là Pr - người bị trị mà chỗ dựa duy nhất là ý chí không khuất phục, trước sự ái ngại của ông già Đại dương và những giọt nước mắt thương xót của các nữ thuỷ thần nêrêiđơ (hợp thành đội đồng ca), với một bên là Zơx - kẻ thống trị cùng với những tay sai hung hãn như Quyền lực, Bạo lực, tay sai miệng lưỡi như Hecmex... và những xiềng xích, sấm, sét, bão tố. Zơx tuy không xuất hiện trên sân khấu nhưng qua những mệnh lệnh, hành động ban ra và qua " dư luận " của các nhân vật thì những nét tính cách thô bạo của một bạo chúa thống trị bằng uy quyền bạo lực một cách chuyên chế độc đoán thể hiện rõ rệt.
Đối lập với Zơx là Pr. Mang lý tưởng phụng sự nhân loại cao quý, Pr đã chịu đựng cực hình tàn khốc, và ý chí không khuất phục trước cường quyền bạo lực đã đưa Pr đến chỗ phải chịu đựng những sự trừng phạt ghê gớm hơn.
Pr không chịu thoả hiệp với kẻ thù (không nghe lời khuyên của ông già Đại dương), Pr " thà chịu xiềng xích trên vách đá " còn hơn " làm tên nô lệ tay sai của thần Zơx " - Hình tượng Pr chính vì vậy là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng thời đại Esin. Đó là một hình tượng mang những cảm xúc và những đức tính bao quát, một hình tượng có giá trị thẩm mĩ cao. Ở n.v Pr có sự kết hợp hài hoà giữa cái hùng, cái cao thượng, cái bi kịch. Cái bi kịch tăng tiến làm nổ bật cái hùng, cái cao thượng, và ng¬îc l¹i c¸i hïng, c¸i cao th¬îng lµm t¨ng tÝnh chÊt bi kÞch. ChÝnh v× vËy " c¸i ®Ñp " kh¸t väng tù do cña n.v còng t¸c ®éng khiÕn bi kÞch giµu gi¸ trÞ thÈm mÜ.
Xung đột giữa Pr và Zơx, giữa người bị trị và kẻ thống trị là xung đột không sao hoà hoãn được. Nó p.á cuộc đấu tranh g.c giữa hai lực lược đối lập cả XH trong giai đoạn hình thành nhà nước chiếm hữu nô lệ. Pr là hình tượng n.v mang lí tưởng thẩm mĩ của con người thời đại: lí tưởng phụng sự nhân loại cao quí. Đó là hiện thân của ý chí và sức mạnh con người trong cuộc đấu tranh để chinh phục tự nhiên và chiến thắng những thế lực bạo tàn của XH, để mưu cầu c.s văn minh, hạnh phúc, tiến bộ.
Hình tượng Prômêtê của Esin sẽ sống mãi trong lòng nhân loại.

3. Nhân vật trong tác phẩm của
a. Esin (525-455 tr.CN), nhà thơ của thời kì nền dân chủ mới hình thành.
Esin được coi là "cha đẻ của bi kịch" vì ông không chỉ là người mở đường cho sự ra đời của thể loại này mà còn vì tác phẩm của ông đã đạt tới độ hoàn chỉnh nhất định, phản ánh được những nét nổi bật của cuộc sống và con người thời đại. Kịch của ông ra mắt vào đầu thế kỉ thứ V tr.CN thời kì Aten sống trong hào quang rực rỡ.
Tư tưởng chủ đạo bao trùm lên toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Esin là ý thức về sự thực hiện của công lí. Nữ thần Nêmêzix (nữ thần công lí) sẽ thực hiện quyền lực "xử phạt phân minh" của mình đối với kẻ có tội và người có công, đối với lực lượng chính nghĩa và phi nghĩa, cái xấu và cái tốt. Ý thức tư tưởng "công bằng đạo lí" đó đã khiến bi kịch của ông mang cái vẻ cao quí, đẹp đẽ và ông trở thành người "giáo dục nhân dân" điều hay lẽ phải. Bi kịch cổ đại là bi kịch của số mệnh vì trong hầu hết các vở bi kịch, số mênh chi phối cuộc sống của nhân vật và con người không thoát khỏi màng lưới bủa vây của số mệnh. Trong bi kịch của Esin, số mệnh là cái tất yếu không thể tránh khỏi. Nó là cái "luật lệ" được định ra bởi thần thánh, bởi nàng Paccơ (3 nữ thần số mệnh có tên là Moara). Trong Orexti đó là sự nguyền rủa đối với giống nòi Atơriđơ... Còn trong Prômêtê bị xiềng thì nhân vật toàn là thần thánh và từ thần Zơx đến thần Prômêmtê đều phải cúi đầu trước số mệnh.
Tuy các nhân vật của Esin nhận thức được số mệnh như một sự tất yếu nhưng họ hành động theo ý chí tự do trong cái tất yếu.
VD: - Orextơ biết nếu giết mẹ mình sẽ bị các nữ thần phục thù hãm hãi nhưng vẫn hành động.
- Êtêôclơ biết rằng ra cổng thành thứ 7 sẽ gặp Pôlininxơ và sẽ chết trong cuộc chiến tranh "nồi da nấu thịt" nhưng vẫn ra.
- Pômêtê, vị thần mang cái tên biết quá khứ, hiểu hiện tại và đoán được tương lai ấy thấy rõ ràng hành động của mình sẽ bị các thần trừng phạt nhưng vẫn hành động.
Trong bi kịch của Esin ý chí tự do của con người đã vươn lên trên cả số mệnh.
Cách tả thực đi đôi với phương pháp hư cấu (Quân Ba Tư), giọng văn khi hùng tráng khi trữ tình, có sức truyền cảm đối với người nghe, người đọc, cách xây dựng những nhân vật sống động ghi tạc vào trí óc người xem (Êtêôclơ, Prômêtê) và những màn đối thoại sinh động thú vị (tiêu biểu là màn đối thoại giữa Prômêtê và Hecmex trong Prômêtê bị xiềng), đã khiến sự nghiệp sáng tác của ông xứng đáng là những "viên gạch vàng" đặt nền móng cho toà nhà lớn bi kịch của nhân loại.
b. Xôphôclơ (496-406 tr.CN), nhà thơ của thời kì nền dân chủ phồn vinh.
Đề tài của bi kịch ông hầu hết lấy từ những truyện thần thoại và truyền thuyết quen thuộc, như đề tài về cuộc chiến tranh thành Tơroa, về truyền thuyết thành Tebơ và cả về truyền thuyết người anh hùng Hêraklex. Những sự kiện chính trị, lịch sử của thời đại ông không in dấu trực tiếp trong tác phẩm của ông như Esin. Kịch của ông đa dạng về mặt đề tài, phong phú về mặt nội dung và giàu tính triết lí. Xung đột kịch trong tác phẩm của ông thường là giữa con người cao quý trọng danh dự, tình nghĩa, giàu tính nhân bản... với những thế lực thống trị độc đoán, bạo tàn, ích kỉ, nhỏ nhen (Ajăc, Ăngtigôn, Êđip ở Côlônơ..), hoặc giữa con người với tất cả những phẩm chất cao đẹp nhất, với số mệnh bất công nghiệt ngã (Êđip làm vua). Kịch của ông cũng đề cập đến thân phận người phụ nữ với vấn đề hạnh phúc, tình yêu (Những người phụ nữ xứ Trasi). Cho nên khác với bi kịch của Esin miêu tả thế giới thần thánh với những mâu thuẫn và những ý chí chi phối c.s con người thì bi kịch của Xôphôclơ miêu tả thế giới con người với những đau khổ, buồn vui do chính họ gây nên.
Xôphôclơ đã để cho nhân vật của mình, những con người, hành động hoàn toàn độc lập và chịu trách nhiệm về số phận của mình. Số mệnh trong bi kịch của Xôphôclơ cùng với các vị thần đã bị đẩy lùi về phía sau sân khấu tuy rằng nó vẫn còn tác động như một định luật tất yếu, không sao tránh khỏi, đối với cuộc sống con người để gây ra những tấn bi kịch. Nhưng chính trong đau khổ, con người lại càng thể hiện một cách rõ rệt những phẩm giá cao quí của mình.
Xôphôclơ đã vượt lên trên vị tiền bối Esin của mình ở nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật. Ông đi sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật để thể hiện những dằn vặt, trăn trở, đấu tranh, chọn lựa... rồi cuối cùng là hành động.
VD: Êđip nghĩ về tội lỗi ghê gớm, những kỉ niệm kinh hoàng và số mệnh của mình
Những đau khổ vật chất của con người cũng được ông mô tả một cách sâu sắc,cụ thể.
VD: - Hêraklex quằn quại trước cái cái chết.
- Êđip tự chọc mù mắt mình....
Từ kết cấu chặt chẽ đến sự triển khai hành động kịch, đối thoại, cho đến cách xây dựng nhân vật, Xôphôclơ đều tỏ ra là một người nghệ sĩ "am hiểu nghệ thuật kịch" hơn ai hết.

4. Sự vận động trong bi kịch Hi Lạp cổ đại
- Đề tài: Các tác phẩm vẫn lấy đề tài từ thần thoại và truyền thuyết quen thuộc. (VD: Prômêtê bị xiềng - Esin, Ăngtigôn, Ajăc, Êđip làm vua ..- Xôphôclơ). Tuy nhiên, trong mỗi tác phẩm dấu ấn của thời đại được in đậm một cách rõ nét. Những sự kiện lịch sử và chính trị, trào lưu của xã hội đương thời đều đươc phản ánh.
+ Bi kịch của Esin phản ánh trào lưu dân chủ tự do đang phát triển bồng bột của thời đại. Sự phát triển này làm cho mâu thuẫn giai cấp càng trở nên gay gắt - Mâu thuẫn giữa tầng lớp chủ nô thống trị và người nô lệ bị trị, mâu thuẫn giữa tầng lớp quí tộc ruộng nương cùng với những người dân tự do (Những người thiếu nữ cầu xin). Hay với đề tài thời sự nóng hổi của cuộc chiến tranh Hi - Ba, bi kịch Quân Ba Tư đã gợi lên niềm tự hào dân tộc sâu sắc, đồng thời khẳng định chiến thắng của sự văn minh tiến bộ đối với cái dã man lạc hậu.
- Nhân vật: Vẫn có sự xuất hiện của các vị thần có quyền lực tối cao. Song ngày càng về sau, trong các tác phẩm sự xuật hiện này đã có sự thay đổi. Thay vì xoay quanh việc tôn thờ thần linh, các tác phẩm đã đề cập đến số phận con người và ngợi ca con người.
+ Trong tác phẩm Prômêtê bị xiềng - Asin, nhân vật toàn là thần thánh, thế giới được mô tả là thế giới thần linh. Tuy nhiên, nhân vật Pr được xây dựng là n.v mang lí tưởng phụng sự nhân loại, là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng thời đại Esin. Pr tượng trưng cho tự do, văn minh, tiến bộ, tượng trưng cho cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất chống lại áp bức, bóc lột và thói tàn bạo đối với con người. Tư tưởng Pr tượng trưng cho ý chí tự do, quật cường, nổi loạn, chống đối quyết liệt với thế lực đen tối, phi nghĩa, không thoả hiệp nhượng bộ, đồng thời cũng tượng trưng cho thái độ kiên định trong mục đích cao cả và sự căm ghét tột độ thói phản bội, đầu hàng.
+ Xôphôclơ xây dựng nhân vật của mình bắt nguồn từ thần thoại nhưng ông lại lấy tính cách của con người cho nhân vật của mình. Qua đó thấy được đó là sự phi thường của con người chứ không phải sự phi thường của thần linh. N.v của Xôphôclơ là những con người trong bất hạnh vẫn ngẩng cao đầu để khẳng định phẩm giá của mình: Êđip làm vua, Ajăc... là loại nhân vật ấy. Đó là những người anh hùng của phẩm giá con người, đã vươn tới những giá trị cao nhất của "tính người" với ý chí, nghị lực lớn lao không gì sánh được.

( Phần này mình không đi học, không ghi chép bài nên mình làm theo ý kiến của mình.
Các bạn có thể bổ sung hoặc làm lại. Thành thật xin lỗi ^.^ )



IV.VĂN HỌC PHỤC HƯNG
1. Định nghĩa:
a. Phục hưng:là phong trào nhằm làm sống lại nền văn hoá nền văn hoá cổ đại Hy Lạp và La Mã (kế thừa và phát triển).
b. Chủ nghĩa nhân văn(CNNV)
-là trào lưu tư tưởng tiến bộ nhất, tạo nên giá trị sáng ngời của nền văn nghệ phục hưng.
_là sản phẩm tinh thần của thời đại Phục Hưng, chung đúc lại yêu cầu và khát vọng muốn giải phóng của con người thời đó thoát khỏi những xiềng xích trói buộc của Trung cổ phong kiến và nhà thờ. Nó lên án những gì chống lại con người, kìm hãm tự do của con người, đồng thời nó ca ngợi những gì thuộc về quyền sống tự nhiên của con người, đặc biệt, đấu tranh cho quyền tự do cá nhân.
_Prôtagôrax thâu tóm lại trong định nghĩa nổi tiếng:"Con người là kiểu mẫu và kích thước để đo lường vạn vật."
2. Biểu hiện cụ thể:
-chống lại nhân sinh quan phản tự nhiên của trung cổ phong kiến và nhà thờ ,đấu tranh đòi con người được hưởng những quyền sống chính đáng ở ngay cõi đời trần thế: quyền được ăn ,được mặc,được hưởng những thú vui vật chất ,kể cả những thú vui về xác thịt Đantê, Pêtơraca, Bôcaxiô, Rôngxa, Đuy Bele, Rabơle (Pháp)
Xécvangtéc, Lôpê đa Vêga (Tây Ban Nha)
Sôvơ, Maclôvơ, Sếcxpia (Anh)
-Phát triển bằng cách tiếp thu những ảnh hưởng của các học thuyết mới tiến bộ về triết học, khoa học, dưới ảnh hưởng của cải cách Tôn Giáo, của phong trào Dân Tộc, phong trào nhân dân, NV tấn công vào thần học, triết học kinh viện vũ khí tinh thần thống trị của Trung cổ)  Eraxmơ, Ghiôm Buyđê , yrichphôn Huytten , Thômơx Morơ(Anh), Rabơle, Môngtennhơ(Pháp), Xécvăngtéc, Lôpê đa Vêga (Tây Ban Nha), Máclôvơ, Sêchxpia (Anh).
Nhược điểm:
-Do hạn chế lịch sử nên lâm vào bế tắc,không tưởng,đi sai lệch:sa đà vào mặt sự vật của con người,vào lý tưởng sống vì tiền.
-Do hàng ngũ nhà văn có ý thức giai cấp khác nhau nên có nhiều khuynh hướng phức tạp.
DÙ VẬY,CNNV THỜI PHỤC HƯNG LÀ 1 CỐNG HIẾN LỚN ĐỐI VỚI LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CON NGƯỜI.
3.Tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu:
a."Gắcgngchuya và Păngtagruyen" của Rabơle(Pháp)
Tác giả:
Frăngxoa Rabơle(1494-1553)là con 1 trạng sư có trại ấp ở gần Sinông.
Là 1 trong số những "người khổng lồ "của thời Phục Hưng Tây Âu:nhà tiểu thuyết,nhà bác học nhân văn,nhà sinh vật học,bác sĩ y khoa,nhà luật học,nhà thiên văn học;thạo tiếng Hi Lạp ,La Tinh,Hêbrơ,Đức,Anh,Italia.

Tác phẩm:Bộ tiểu thuyết trên gồm 5 cuốn:
-"Păngtagruyen"(1532)
-"Gacgangchuya"(1534)
-"Cuốn thứ ba"(1545)
-"Cuốn thứ tư"(1552)
-"Cuốn thứ năm"(1554-xuất bản sau khi tác giả mất 1 năm)
Nội dung và ý nghĩa của tác phẩm:
-Đưa ma thế giới lỗi thời bằng tiếng cười vui vẻ:chế giễu, đả kích ,lên án thế giới trung cổ,phong kiến,nhà thờ về thiết chế vật chất và tinh thần.Ông ko kiêng nể bọn vua chúa cũng như những kẻ cầm đầu giáo hội.
+"bọn vua chúa chết tiệt này chỉ là đồ bò con,chẳng hiểu gì hết ,chẳng có giá trị gì hết ngoài việc bóp nặn người dân lành dưới quỳên chúng,làm náo động thế giới bằng các cuộc chiến tranh do chúng gây ra để thoả mãn lòng ham muốn bỉ ổi của chúng.
+Xonăngtơ là nơi có nhiều giống chim.Tg đả kích trực diện:chim Clecgô là chỉ tu sĩ,êvêgôlà chỉ giám mục,cácđiô là chỉ giáo chủ,Papơgo là chỉ giáo hoàng .
+Bất bình với nạn thuế khoá,ăn đút lót:"Bọn mèo lông xù là những con vật ghê tởmvà quái dị .Chúng ăn thịt trẻ con và ngốn ngấu thức ăn quanh những chiếc bàn bằng đá cẩm thạch (ám chỉ chiếc bàn ở toà Pháp viện),lông lá của chúng ko mọc ra ngoài mà mọc vào bên trong(áo lông thú của bọn quan toà)
+Lên án thói cuồng tín,coi đó là nguyên nhân dẫn đến nội chiến tôn giáo.
+Chế giễu gay gắt nền học thuật và nền giáo dục trung cổ.Thần học,triết học kinh viện,chủ nghĩa giáo điều,chủ nghĩa ngu dân đã bị ông vạch trần chân tướng
-Xd thế giới mới:ông ước mơ về thế giới tốt đẹp hơn,đề xuất nhiều ý kiến táo bạo nhằm mở đường đi tới nó.
Cụ thể,TP đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến các mối quan hệ chính trị ,XH,Tôn giáo,đạo đức,các thể chế văn hoá giáo dục:
+ Chính trị - XH: không chỉ dừng ở tôn sùng những nhà vua như gacgangchuya mà còn có tầm nhìn cao hơn - ko có mệnh trời định sẵn, dòng dõi, huyết thống ko fải là tiêu chuẩn phẩm giá cuả con người .
Ông mơ ước XH ko có chiến tranh tôn giáo ,tự do tín ngưỡng được tôn trọng.Điều này phản ánh xu thế của thời đại đấu tranh để thoát ra khỏi xiềng xích PKvà nhà thờ trung cổ ,XD các quốc gia tự do,tạo điều kiện phát triển cho mỗi cá nhân trong XH.
+Tôn Giáo:Ông ko tách rời Tôn Giáo ra khỏi các vấn đề CT_XH_GD_VH và Đạo Đức.Quyền tự do của con người được dặc biệt quan tâm(Tu viện Têlem trong tp ko có đồng hồ,ko có tiếng chuông quy định giờ giấc nghiệt ngã,ở đó ko chỉ có những kẻ chán đời vào tu,ở đó ko chỉ có những buổi cầu kinh và những cuộc tranh luận cuồng tín hoặc giáo điều chủ nghĩa.Nam thanh nữ tú tự do ra vào ,vui sống ,ca hát nhảy múa...tự do tìm hiểu nhau và yêu nhau.
+Giáo Dục:XD con người hiểu biết và yêu quý nền VH Hi La,được giáo dục toàn diện:Văn học,toán học ,thiên văn học ,sinh vật học,âm nhạc,thể dục thể thao,cổ ngữ và ngoại ngữ ,vệ sinh,lao động chân tay.Ko tách rời lý thuyết và thực hành,phát huy quan sát ,hứng thú,sáng tạo,tận dụng thì giờ học tập
+Đạo đức:Đề xướng chủ nghĩa Păngtagruyen"sống yên ổn,vui vẻ ,khoẻ mạnh ,luôn chè chén say sưa."
Nghệ thuật:
-Bút pháp tả thực :Đời sống KT,CT,XH,TG,Vh,tinh thần của nước Pháp thế kỉ 16 với quang cảnh thành thị,nông thôn với đủ mọi tầng lớp được miêu tả với mức độ đậm nhạt khác nhau.
-Phóng đại và tô đậm:nhân vật trung tâm được khổng lồ hoá về hình thể lẫn tài năngvà khát vọng nhằm ủng hộ nhân tố mới phát triển bởi đó là con người khổng lồ về tư tưởng.
-Ko gạt bỏ những dạng vốn có từ thời trung cổ cùng sự sáng tạo để độc giả thấy vừa quen vừa lạ.
-Nghệ thuật tiếng cười bắt nguồn từ triết lý sống của Păngtagruyen ,Tg khai thác ngôn ngữ phong phú của nhân dân rồi sáng tạo.
-Mạch văn dào dạt,khi khoan ,khi nhặt.
b."Truyện hiệp sĩ Đônkihôtê xứ Măngsơ" của Xécvăngtex
Tác giả:Mighen đơ Xécvăngtex xaavêđra(1547-1616) xuất thân trong gia đình tiểu quý tộc vào thời kinh tế khủng hoảng,tại thị trấn Ancala đơ Hênaret gần thủ đô Mađrit.Tốt nghiệp Đại Học,ông đi hầu giáo chủ Aquaviva,đặc sứ của Giáo hoàng tại Tây Ban Nha.Sau khi giáo chủ mất,ông gia nhập quân đội Tây Ban Nha đồn trú tại Italia,tham gia trận thuỷ chiến Lêpăngtơ năm 1571.Năm 1575,trên đường về thăm Tổ Quốc,thuyền của ông bị bọn cướp bể Bắc Phi chặn đánh,ông cùng những người sống sót bị bắt sang Angiêri.Năm 1580,được chuộc về nước nhưng thực tế đất nước ,gia đình làm ông đau khổ.Đường công danh lận đận, ông tiếp tục làm lính rồi chân giữ việc thu lương, làm thơ,viết kịch để kiếm sống Triều đình không hề ghi nhận những hi sinh và cống hiến của ông.
.Con người chí khí bị cuộc đời bạc đãi đau lòng trước thảm cảnh Hạm đội " Acmađa vô địch" thất bạị,đây chính là thời điểm tài năng ông phát triển cao độ.Năm 1605 ông viết Tác phẩm "Truyện hiệp sĩ Đônkihôtê xứ Măngsơ" .Kiệt tác bất hủ này đã làm tên tuổi của ông bất tử.
Tác phẩm:
-Nội dung:
+Tác phẩm là "một lời thoá mạ dài"đối với loại tiểu thuyết hiệp sĩ.Ông muốn chứng minh đó là thứ có hại và nguy hiểm.Kẻ nào say mê ngốn ngấu thì cũng có thể trở thành Đônkihôtê (Đ)mộng du đi giữa cuộc đời,lấy tưởng tượng thay cho thực tế khách quan dẫn đến kết thúc thảm hại.
+Thông qua sự mê muội điên rồ của Đ,thông qua việc miêu tả những thất bại liên miên,êchề của Đ,Tác gỉa tố cáo bọn thống trị Pk và Tăng lữ ở Tây Ban Nha(TBN) mải đắm say trong xa hoa tột độ mà để đất nước sa sút nghiêm trọng.
+Mượn hình tượng Đ khi tỉnh táo lẫn điên rồ,Tác giả nói lên những suy nghĩ ,quan niệm của ông về chính trị,xã hội ,tôn giáo ,văn học,nghệ thuật,đặc biệt là các vấn đề nhân sinh:"Xăngsô ạ,tự do là một trong những thứ của cải quý báu nhất mà Thượng Đế ban cho con người.""Thà rằng nghèo mà có đạo đức còn hơn là quyền quý mà gian ác.Dòng máu thì có di truyền còn việc làm tốt đẹp thì phải trau dồi mới có.Đạo đức ,tự bản thân nó,có giá trị gấp bao lần dòng máu..."Một quan niệm về giai cấp như vậy không thể có dưới thời Trung cổ.Phải đến thời phục hưng nó mới có thể có được.
+Qua hình tượng Đ và Xăngsô(X)chung đúc lại để làm nổi bật truyền thống đạo đức của nhân dân TBN.Đ yêu tự do,công bằng,chính nghĩa.Y sẵn sàng chiến đấu và hi sinh cho những giá trị tinh thần cao quý đó.Còn X là nông dân chất fác,hồn nhiên,thực tế.Tư tưởng chạy theo tiền tài danh vọng của X và đầu óc fiêu lưu của anh may mắn thay lại được lương tri lành mạnh và đầu óc thực tế kìm hãm.
-Nghệ thuật:
+Bút pháp hiện thực sinh động:Mấy trăm nhân vật đại diện cho đủ mọi tầng lớp XH hiện lên trong bối cảnh làng mạc, phố phường, chợ búa. Không một loại người nào vắng mặt trong tác phẩm.Tình trạng áp bức bất công,cảnh giàu nghèo trái ngược,các tệ nạn Xh phơi trần.tư tưởng mới đòi hỏi cải cách,đòi giải fóng con người của những lực lượng mới bùng dậy.Nền móng cho tiểu thuyết hiện thực,
+Nghệ thuật khắc hoạ tính cách nhân vật :tg chú ý nguồn gốc XH ,môi trường Xh Nhv sinh ra,những tác động ngoại cảnh,để từ đó thấy sự vận động của tính cách.
+Kết cấu tác phẩm đòi công fu sắp xếp (126 chương),dẫn dắt tình huống sao cho khéo léo,hợp lý,chặt chẽ.
+Nghệ thuật kể chuyện và nghệ thuật ngôn ngữ:giọng văn biến đổi,khi dí dỏm ,bông đùa,khi trầm lắng suy tư,lúc từ tốn khoan thai,khi sôi nổi,thúc giục.cái hài bao chứa cái bi.
c."Hamlet"của Sêchxpia
Tác giả:
Uyliam Sêchxpia (1564-1616)tại Stranford on Avon ,miền Trung nước Anh.14 tuổi fải bỏ học vì gia đình sa sút.23 tuổi ra kinh thành London làm nhiều nghề kiếm sống.Đến rạp kịch The Theatre: ông giữ ngựa ,soát vé,nhắc vở,cầm bút.Tích luỹ kiến thức,nỗ lực học hỏi từ diễn viên,công chúng...khiến nguồn cảm hứng của ông trở nên bất tận,sức sáng tạo vô cùng.Tiếng tăm vang dội sau 5 năm có mặt ở kinh thành. Ông để lại 40 vở kịch ,2 bản trường ca,1 tập gồm 154 bài thơ xonnêNhà thơ,nhà soạn kịch lớn nhất thời đại mình.
Tác phẩm:
-Chủ đề tư tưởng:giữa thời đại đảo điên,Trong cái thế giơí nhà tù Đan Mạch ấy,vẫn có những con người xứng đáng với danh hiệu Con Người-như Hamlet-đã dũng cảm chiến đấu để "xây dựng lại nó cho ngay thẳng ,vững vàng"để giành lại tự do và lập lại công lý ,dù biết rằng mình có thể phải hi sinh.
- Vận động xung đột kịch cùng với sự lớn lên của con người nhân văn:
+Cái chết đột ngột của vua cha ,sự tái giá vội vàng của mẹ với chú ruột của chàng đã khơi lên nhiều nỗi nghi ngờ ,đau khổ trong tâm tư:"Để tiết kiệm mà!...Thịt quay trong đám tang đem dùng làm đồ nguội trong đám cưới!"
Hoài nghi sự chung thuỷ cũng như tình yêu của phụ nữ nói chung:"Nhẹ dạ,tên gọi của mi là đàn bà mới đúng!"
Đau khổ vì đám cưới này đạo lý xưa nay coi là sự loạn luân.Vậy mà cả mẹ và chú đều nhởn nhơ đắc ý hưởng thụ cuộc sống và còn khuyên chàng vứt bỏ nỗi buồn.
+Từ nỗi đau khổ của riêng mình,nhìn ra thế giói,hình tượng Hamlet càng lớn cao lên mãi.:chàng đau nỗi đau của chung của con người thời đại mình,thời của ngục thất Đan Mạch ghê tởm.Đau khổ về nhà tù là nỗi đau khổ lớn lao nhất vì đó là đau khổ vì tự do.Nhận thức này đã dẫn chàng đến với nhân dân và nhân loại.
+Quá chán chường "vườn hoang mọc lên từ những hạt giống độc,đầy rác rưởi thối tha!",chàng muốn tự sát:"Ôi,thịt da rắn chắc này hãy chảy ra đi,ta ra đi như một giọt sương!"Nhưng chàng ko gục ngã vì biết đấu tranh với sự hèn nhát và yếu đuối của chính mình:"Hamlet mạnh khoẻ và vĩ đại trong sự yếu đuối của mình".Chàng đã tự khám phá bản ngã của chính mình.Đó là khám phá về con người là "kiểu mẫu của muôn loài" rồi tự đặt ra câu hỏi mang tầm thời đại và nhân loại :Sống hay là không sống?
+Câu trả lời "sống là chién đấu để tiêu diệt khổ đau".Hamlet vung lưỡi gưởm trừng phạt Clôđiux-kẻ giết cha chàng,dẫn dắt mẹ chàng vào vũng bùn ô uế,biến đất nước thành "nhà tù ghê tởm".Bi kịch xảy ra vì lịch sử chưa sẵn sàng tiếp nhận cái mà chàng đấu tranh và chính bản thân tính cách con người chàng cũng dẫn tới bi kịch .Hamlet lớn cao lên lạ thường chính vì chàng ko chỉ nhân danh cá nhân mà nhân danh con người khi tiến hành trừng phạt đó.Chết như vậy là không chết mà là bất tử.
Tác giả muốn xây dựng một trật tự xã hội mới,đây là sự tiên tri về thời đại nhân văn bởi những con người thời phục hưng là những con người trí tuệ.
-Nghệ thuật:
+khai sinh ra thể loại bi kịch tính cách với thủ pháp nổi bật là sử dụng độc thoại ,thủ pháp "phân đôi".
+Đưa kịch vào trong kịch
+cái hài trộn lẫn cái bi
+tạo không khí bi kịch nửa xưa ,nửa nay nên vừa như truyện cổ,vừa có tính thời sự.
+sử dụng ngôn ngữ đối thoại sắc sảo,thơ kèm văn xuôi với ngôn ngữ nhân vật đựơc cá tính hoá cao độ.
V.Văn học cổ điển Pháp
1.Tìm hiêủ một số khái niệm
-Văn học cổ điển chủ nghĩa là dòng văn học chính thống của Pháp thế kỉ XVII.Do vận mạng lâu dài,nó phát triển liền một mạch,sôi nôi suốt từ những năm 30 cho đến cuối thế kỉ,đạt được nhiều thành tựu vẻ vang(tác gia,tác phẩm lớn trên nhiều lĩnh vực thuộc nhiều thể loại,quan điểm mĩ học tiến bộ,chống pk,tôn giáo và thói tật xấu của tư sản) ,ảnh hưởng sâu rộng.
-Rộng ra sau này, "cổ điển là chỉ những tác gia ,tác phẩm mẫu mực ,ưu tú ,xứng đáng được mọi người học tập.
- LUẬT TAM DUY NHẤT:
một nguyên tắc biên kịch của chủ nghĩa cổ điển Pháp, quy định một vở kịch phải được xây dựng và trình bày trong ba điều kiện duy nhất sau đây: 1) Duy nhất về địa điểm: hành động kịch xảy ra từ đầu đến cuối chỉ được giới hạn trong một không gian cụ thể, nhất định. 2) Duy nhất về thời gian: cốt truyện kịch, hành động kịch chỉ được kéo dài trong 24 giờ, gói trọn trong một ngày một đêm. 3) Duy nhất về hành động: hành động kịch phải tập trung vào một hành động nhất quán từ đầu đến cuối vở kịch, theo một tư tưởng, chủ đề nhất định.
LTDN chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, khi chủ nghĩa cổ điển hưng thịnh. Vì tính chất gò bó và giả tạo nên về sau các nhà viết kịch đều bác bỏ hai nguyên tắc đầu, chỉ giữ lại nguyên tắc hành động duy nhất (là đặc trưng cơ bản của kịch).
2.Tìm hiểu một số tác phẩm tiêu biểu
a," Lơxit "của Pie Cornây
Tác giả: Pie Cornây(1606-1684)là một trong những tên tuổi lẫy lừng nhất của lịch sử văn học Pháp,mở đường vinh quang cho bi kịch Pháp.Ông sinh tại Rôăng xứ Nôrmăngđi trong một gia đình công chức.Sự nghiệp sáng tác để lại phong phú:thơ châm biém,thơ trữ tình,một số công trình biên dịch ,ba tiểu luận về kịch,30 vở kịch.Đặc biệt ,Ông không chấp nhận những quy tắc chính thống nên bi kịch cổ điển có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Tác phẩm:
" Lơxit "(1636)là vở kịch vào hàng nổi tiếng nhất của sân khấu cổ điển Pháp.Xung đột bi kịch nảy sinh từ mâu thuẫn không thể hoà giải được giữa cái chung và cái riêng,xã hội và cá nhân ,lí trí và tình cảm.
- Sự thắng lợi của lí trí để trở thành con người của thời đại: các nhân vật trung tâm thuộc kiểu tính cách anh hùng mới với sức sống nội tâm mãnh liệt.Một mặt ,đó là những đầu óc tỉnh táo,sáng suốt,có ý thức sâu về nghĩa vụ bản thân .Mặt khác,đó là những trái tim nồng cháy thiết tha,son sắt(T.Y của cá nhân trong hạnh phúc đôi lứa).Cả hai mặt đều mạnh mẽ,rạch ròi,phân minh nhưng lại phát triển ngược chiều nên phải loại bỏ lẫn nhau trong mỗi tính cách.Tình cảm dù mặn mà chính đáng vẫn ko làm lu mờ ý thức về nghĩa vụ ,chịu khuất phục về lí trí.Thắng lợi của lí trí trước tình cảm làm nên phẩm chất,đức hạnh của người anh hùng mẫu mực của thời đại.Đó là tiêu chuẩn của đạo đức mới, vẻ đẹp mới.Rôđrigơ,Simen đáng kính ,đáng yêu là vì thế,vì đã mang lí tưởng của thời đại duy lí.
Đặc biệt, việc Rôđrigơ đánh quân Môrơ là sự kiện rất có ý nghĩa về tư tưởng,về nghệ thuật kịch.Không những nó góp sức giải quyết mâu thuẫn nan giải ,làm cho phần gỡ nút được ổn thoả mà còn nâng cao thêm một mức tư tưởng cho vở kịch,làm cho nó dễ thuyết phục hơn.Vì nó là kết quả của cuộc đấu tranh nội tâm mới ko kém phần gay gắt ,một sự lựa chọn ko thể nào khác được :dốc sức ra gìn giữ đất nước,hi sinh tình yêu của cá nhân .Thế là ý thức về nghĩa vụ đối với gia đình ,dòng họ thay thé bằng nghĩa vụ với quốc gia,triều đình, Rôđrigơ từ con người có hiểu trở thành con người anh hùng cứu nước,người tôi trung đáng khen.
-TPhẩm gắn bó với những vấn đề thời đại cơ bản và bức thiết của nước Pháp thế kỉ XVII,thúc giục người ta quên mình vì thắng lợi của nhà nước, dân tộc. Nó mang ý nghĩa và tác dụng giáo dục rõ rệt.
+ Rôđrigơbị:dằn vặt đau đớn nhiều trong cuộc va chạm một mất,một còn giữa tình yêu của cá nhân và danh dự của gia đình. T.Y có sức hấp dẫn say người ,ko dễ gì cưỡng lại nổi,lí trí cũng kiên quyết ra lệnh phục tùng. Nhưng theo T.Y thì nguy hiểm, mà nghe theo lí trí thì tai hại. Chàng đứng giữa tấn bi kịch của sự lựa chọn. Cuối cùng, lí trí đã thắng, Rôđrigơ quyết định đi rửa thù cho bố bị làm nhục, giữ vẹn tiếng thơm cho gia đình và dòng họ. Biết rõ ràng việc trừng phạt bá tước Đông Gormax đe dọa nghiêm trọng mối tình của mình như thế nào, nhưng nói với người yêu, Rôđrigơ vẫn đanh thép khẳng định : "Anh sẽ còn làm đúng như thế nếu anh còn phải làm như thế". Rôđrigơ đã "làm như thế'', và trái tim nóng hổi của anh dường như tan vỡ. Trả xong món nợ cho gia đình, đến nộp mạng cho Simen, Rôđrigơ thực sự muốn tìm cái chết giải thoát bởi chính tay người yêu. Đó là một diễn biến tâm lý tinh vi, phức tạp, song cũng chặt chẽ, hợp với tự nhiên. Trong tình hình ấy, phải có một thứ lí trí mới, một thứ nghĩa vụ cao cả hơn mới có thể an ủi được Rôđrigơ. Dịp may đã đến, Tổ quốc kêu gọi, Rôđrigơ tạm gác lại những chuyện riêng, đi làm nghĩa vụ đối với đất nước với ý thức trách nhiệm cao của một người công dân yêu nước. Rôđrigơ nhờ thế, lại có thêm sinh lực, lại được chuẩn bị để bước lên cao hơn nữa trên đài vinh quang. Chiến thắng trở về từ đây, không một sức mạnh nào có thể đánh ngã được anh. Mọi thử thách chỉ là để đề cao hơn giá trị của anh nữa. Rôđrigơ là hình ảnh đẹp đẽ,cao cả,mẫu mực của người anh hùng lí tưởng của thời đại.
+Simen:Tuy yêu Rôđrigơ đến mức sẵn sàng chết theo anh,nhg cũng rất fân minh giải quyết mối quan hệ cá nhân và gia đình.Nghĩa vụ cao hơn hết thảy của nàng là trả thù cho cha bị giết hại.Bởi thế,dù khăng khăng đòi giết Rôđrigơ nhg cô ko hề khinh ghét chàng mà còn thấy những phẩm chấtcao thượng đáng kính của người yêu:"Anh đã làm một việc của một người có danh dự ".Cung vì nghĩa vụ ,cô đã rút ra kết luận có tính bi kịch :"Xúc phạm đến em,anh đã tỏ ra xứng đáng với em;thì bằng cái chết của anh,em cũng phải tỏ ra xứng đáng với anh".Lí trí soi sáng mọi hành vi,thái độ của cô song những tình cảm trong cô vẫn dồn nén.Sự ngộ nhận của cô về cái chết của người yêu trong cuộc giao đấu với Đông Xắngơ,dù có giải thích bằng lí trí thì cũng không thể lấn át được tiếng nói tình cảm thực trong đáy sâu tâm hồn cô.Vì coi trọng lí trí mà cô ko đòi vua trừng fạt người anh hùng cái thế ,nhận lời kết hôn với chàng cũng là thực hiện nghĩa vụ với mệnh lệnh của vua.

+Đôngđiegơ xin đổi mạng cho con vì nhận thức Rôđrigơ là tấm lá chắn che chở cho cả đất nước Tây Ban Nha,ông giục giã con ra tiền tuyến ...
- Nghệ thuật:Đề tài phi thường,cốt truyện phức tạp,nhân vật siêu phàm,động tác kịch chặt chẽ,dồn dập,xa rời quy tắc cổ điển chính thống.
b."Ăngđrômac"của Jăng Raxin
-Tác giả: Jăng Raxin(1639-1699)sinh tại Fertê-Milông trong gia đình công chức khá giả.Thuở nhỏ ông được thụ giáo những ông thầy uyên bác giáo phái Jăngxenit nổi tiếng về sự khắc kỉ đạo đức,về những quan niệm bi đát về thế giới nhân sinh.Sau naỳ,lại được tiếp xúc với những nhà văn có tư tưởng tiến bộ.Tất cả đều ảnh hưởng sâu sắc đến con người ông.Chiến thắng đầu trong sự nghiệp sáng tác của ông là bi kịch "Ăngđrômac"...
-Tác phẩm:mô phỏng theo vở bi kịch Hi Lạp,dưói bộ áo của truyền thuyết cổ đại,Raxin mang đến cho sân khấu tấn bi kịch của cuộc sống đương thời.
+Nội dung:Đó là tấn bi kịch về một phụ nữ goá chồng,để đảm bảo cho tương lai đứa con bé bỏng,bị ép phải lấy một người đáng ghê sợ;về một cô gái đã hứa hôn trả thù kẻ nuốt lời hứa...
Piruyx là hình ảnh của con gười làm mồi cho những thèm khát chuyên chế.sự đụng đầu giữa con người thô bạo và con người có nhiều phong nhã,để rồi sự thèm khát chế ngự, Piruyx quên cả lời hẹn ước với gia đình Mênêlax,hạ mình trước người phụ nữ thất thế ko có gì tự vệ ngoài nhan sắc và nỗi khổ đau.Lấy được Ăngđrômac,hết khổ đau, ko còn lí do để sống.Cái chết là một quy luật tất yếu ...
Orextơ:bị thèm khát lôi kéo,ko tự chủ dẫn đến kết thúc bi thảm, là nạn nhân khổ đau của định mệnh.
Ecmionko làm chủ được chính mình,chỉ là con rối ko hồn trong tay những kẻ thèm khát độc hại.
Ăngđrômac:người mẹ đáng ca ngợi,người vợ chung thuỷ kết hợp trong một con người,ý thức đi đôi với tình cảm và ko có sự phân chia ranh giới giữa lí trí và tình cảm có sức mạnh và đi đúng con đường .Nàng đã chiến thắng,ko rơi vào bi kịch.
+Nghệ thuật;Dù có sự phức tạp bề ngoài ,hành động kịch vẫn đơn giản vì động lực của hành động chỉ là những tình cảm,những thèm khát của con người,ko có sự can thiệp của những thế lực bên ngoài.Chỉ một tác động của Orextơ ở đầu vở kịch cũng đủ để đẩy mạnh cuộc khủng hoảng đã kéo dài từ lâu;tất cả những diễn biến sau đó chỉ là do sự tiến triển duy nhất của các tính cấch.Raxin mở đầu kĩ thuật nắm lấy hành động gần nhất so với điểm gỡ nút của kịch.Bởi vậy,ông thoải mái tuân theo quy tắc Ba duy nhất có tiếng là gò bó của nghệ thuật sân khấu cổ điển chủ nghĩa.Ngoài ra còn trong việc chọn đề tài,xây dựng nhân vật,sắp xếp hành động kịch,mô tả đời sống tình cảm con người hết sức tinh vi.
Về Đầu Trang Go down
ma_yen
Thành viên mới
Thành viên mới



Tổng số bài gửi : 19
Điểm : 4806
Danh Tiếng : 2
Join date : 29/03/2011

VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY   VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeTue Apr 26, 2011 9:50 pm

ui.th co tai lieu hay wa.mnh se dung den no day.
Về Đầu Trang Go down
haphongson
Administrator
Administrator
haphongson


Tổng số bài gửi : 156
Điểm : 5064
Danh Tiếng : 6
Join date : 11/03/2011
Age : 34
Đến từ : Lạng Sơn

VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY   VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitimeWed Apr 27, 2011 11:22 am

Bài viết hay và bổ ích. +1 cho bạn
Về Đầu Trang Go down
Sponsored content





VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY   VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY Icon_minitime

Về Đầu Trang Go down
 
VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Văn học phương tây ( tiếp)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
LỚP VĂN K43C ĐHSP THÁI NGUYÊN :: HỌC HÀNH :: TÀI LIỆU-
Chuyển đến